Trong ba báo cáo vừa mới công bố, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã cảnh báo rằng thay đổi khí hậu có thể dẫn tới những đe dọa nghiêm trọng cho an toàn lương thực và năng lượng của Châu Á.
Tóm lược
- Châu Á đứng trước viễn cảnh tồi tệ do thay đổi khí hậu
Bên lề cuộc đàm phán về cách thức đối phó mới với thay đổi khí hậu diễn ra tại Bangkok, Ngân hàng Phát triển Châu Á vừa công bố ba bản báo cáo về an toàn lương thực, năng lượng và di cư. Các báo cáo này của ADB đã cảnh báo giá lương thực như gạo, ngô và lúa mì - các loại ngũ cốc chính của khu vực Châu Á có thể tăng gấp đôi vào năm 2050 nếu như thay đổi khí hậu không được kiềm chế lại. Các nền kinh tế của Nam Á như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh được dự đoán sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Các bản báo cáo cũng cảnh báo việc thiếu hụt năng lượng có thể dẫn tới những làn sóng di cư mới.
Mark Rosegrant, học giả thuộc Học viện Chính sách Lương thực Quốc tế Hoa Kì, là một đồng tác giả của các bản báo cáo trên. Ông cho biết thêm về vấn đề mọi người liệu có đủ thời gian để ngăn chặn những dự đoán trên có thể xảy ra:
“Tôi nghĩ chúng ta không còn đủ thời gian để làm chậm lại sự khí hậu thay đổi. Ý tôi là ngày càng có thêm các bằng chứng cho thấy sự thay đổi nhiệt độ đang tăng nhanh. Một dẫn chứng điển hình là tình trạng băng tan. Bắc Cực và Nam Cực đang đối mặt với một tương lai đáng lo ngại. Tôi cho rằng những thỏa thuận quan trọng giữa các nhà lãnh đạo quốc gia cần phải được thực thi nhanh chóng. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến một Trái Đất trong 30, 40 năm nữa rất khác biệt so với bây giờ”.
Một trong những vấn đề quan tâm chủ yếu được ông Rosegrant đưa ra là việc gia tăng khả năng xung đột trong khu vực khi các điều kiện thời tiết xấu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cộng đồng dân cư tại đây. Ông nói thêm rằng không chỉ có giá lương thực tăng lên mà nước, đất đai cũng trở nên khan hiếm hơn. Có rất nhiều sức ép đè nặng lên khu vực này. Rất có thể những ‘người hàng xóm’ sẽ chống lại nhau. Nguy cơ bất ổn ở khu vực này là hiển hiện. Nguy cơ này theo cùng với môi trường bị phá hủy sẽ dẫn tới việc xã hội trở nên tồi tệ hơn, các thiết chế xã hộ cũng sẽ bị buông lỏng.
Các nước trong khu vực Nam Á được ADB đề cập đều có một điểm chung là những quốc gia có truyền thống lâu đời. Thế giới mong muốn các nước này có thể tạo ra những sự thay đổi quan trọng trong cách thức làm việc truyền thống. Theo ông Rosegrant, truyền thống chính là một rào cản khó khăn. Một trong những điều đã được tiến hành là cố gắng tiếp cận các cộng đồng người ở đây, người dân ở nông thôn cùng chung sức trong các vấn đề này. Tuy nhiên, đó cũng sẽ có một sự thay đổi lớn mà mọi người phải giải quyết dù cho sự thay đổi này không hề dễ dàng đối với những quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời.
Đánh giá về mức độ khẩn cấp của thay đổi khí hậu và việc chính phủ các nước sẽ tiếp thu vấn đề này ra sao, ông Rosegrant cho biết: “Tôi nghĩ mọi người đều biết về điều này, dù vậy để đưa nó ra thành vấn đề chính trị lại rất khó khăn. Riêng chuyện này thì các nước phát triển và các nước đang phát triển cũng giống nhau. Điểm mấu chốt của câu hỏi nước nào sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất để giảm mức xả khí nhà kính và đóng góp tài chính vào việc này, chắc chắn là vấn đề phức tạp nhất. Ngay cả lúc này, mọi người cũng chưa rõ cuộc đàm phán ở Bangkok sẽ thành công tới đâu. Dù vậy, những hi vọng vẫn còn đó và tôi nghĩ tới vòng đàm phán ở Copenhagen, ít nhất các nước sẽ tiến tới việc đồng ý một khung thỏa thuận. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ đó sẽ là một cam kết mạnh mẽ. Điều này cần thời gian”.
Mark Rosegrant, học giả thuộc Học viện Chính sách Lương thực Quốc tế Hoa Kì, là một đồng tác giả của các bản báo cáo trên. Ông cho biết thêm về vấn đề mọi người liệu có đủ thời gian để ngăn chặn những dự đoán trên có thể xảy ra:
“Tôi nghĩ chúng ta không còn đủ thời gian để làm chậm lại sự khí hậu thay đổi. Ý tôi là ngày càng có thêm các bằng chứng cho thấy sự thay đổi nhiệt độ đang tăng nhanh. Một dẫn chứng điển hình là tình trạng băng tan. Bắc Cực và Nam Cực đang đối mặt với một tương lai đáng lo ngại. Tôi cho rằng những thỏa thuận quan trọng giữa các nhà lãnh đạo quốc gia cần phải được thực thi nhanh chóng. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến một Trái Đất trong 30, 40 năm nữa rất khác biệt so với bây giờ”.
Một trong những vấn đề quan tâm chủ yếu được ông Rosegrant đưa ra là việc gia tăng khả năng xung đột trong khu vực khi các điều kiện thời tiết xấu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các cộng đồng dân cư tại đây. Ông nói thêm rằng không chỉ có giá lương thực tăng lên mà nước, đất đai cũng trở nên khan hiếm hơn. Có rất nhiều sức ép đè nặng lên khu vực này. Rất có thể những ‘người hàng xóm’ sẽ chống lại nhau. Nguy cơ bất ổn ở khu vực này là hiển hiện. Nguy cơ này theo cùng với môi trường bị phá hủy sẽ dẫn tới việc xã hội trở nên tồi tệ hơn, các thiết chế xã hộ cũng sẽ bị buông lỏng.
Các nước trong khu vực Nam Á được ADB đề cập đều có một điểm chung là những quốc gia có truyền thống lâu đời. Thế giới mong muốn các nước này có thể tạo ra những sự thay đổi quan trọng trong cách thức làm việc truyền thống. Theo ông Rosegrant, truyền thống chính là một rào cản khó khăn. Một trong những điều đã được tiến hành là cố gắng tiếp cận các cộng đồng người ở đây, người dân ở nông thôn cùng chung sức trong các vấn đề này. Tuy nhiên, đó cũng sẽ có một sự thay đổi lớn mà mọi người phải giải quyết dù cho sự thay đổi này không hề dễ dàng đối với những quốc gia có truyền thống văn hóa lâu đời.
Đánh giá về mức độ khẩn cấp của thay đổi khí hậu và việc chính phủ các nước sẽ tiếp thu vấn đề này ra sao, ông Rosegrant cho biết: “Tôi nghĩ mọi người đều biết về điều này, dù vậy để đưa nó ra thành vấn đề chính trị lại rất khó khăn. Riêng chuyện này thì các nước phát triển và các nước đang phát triển cũng giống nhau. Điểm mấu chốt của câu hỏi nước nào sẽ phải chịu trách nhiệm lớn nhất để giảm mức xả khí nhà kính và đóng góp tài chính vào việc này, chắc chắn là vấn đề phức tạp nhất. Ngay cả lúc này, mọi người cũng chưa rõ cuộc đàm phán ở Bangkok sẽ thành công tới đâu. Dù vậy, những hi vọng vẫn còn đó và tôi nghĩ tới vòng đàm phán ở Copenhagen, ít nhất các nước sẽ tiến tới việc đồng ý một khung thỏa thuận. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ đó sẽ là một cam kết mạnh mẽ. Điều này cần thời gian”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét